7 loại thảo dược phổ biến dùng tốt cho sức khỏe bà bầu

7 loại thảo dược phổ biến dùng tốt cho sức khỏe bà bầu

So với thuốc Tây Y, các sản phẩm thảo dược thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Dưới đây là 7 loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y có lợi cho các bà bầu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ốm nghén, giúp an thai, giảm nguy cơ động thai, sảy thai.

1. Gai vị

Gai vị chính là Củ gai, là phần rễ được của cây gai - loại cây có lá được sử dụng để làm món bánh gai nổi tiếng. Gai vị là một vị thuốc an thai phổ biến. Trường hợp bị dọa sảy thai nên dùng 150-200g củ gai tươi đun với 1lít nước, đun 3 lần uống trong ngày. Chỉ một, hai ngày là có kết quả tùy cơ địa mỗi người. Gai vị còn là vị thuốc lợi tiểu, trị chứng tiểu tiện, đại tiện ra máu, viêm tử cung, sa tử cung. Củ gai tươi cũng có tác dụng rất tốt cho người mẹ mang thai, củ gai giúp an thai có thể dùng cho bà bầu như một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai bằng cách nấu với gà ác, móng giò, bồ câu... thành các món ăn bổ dưỡng hoặc luộc ăn, đun sắc nước để uống thay nước uống hàng ngày...

củ gai tươi
Củ gai.
2. Thục địa

Thục địa là phần rễ của cây địa hoàng, được chế biến có màu đen, mềm. Đây là dược liệu thường được dùng để bổ thận, dưỡng âm, bổ máu. Bản thân thục địa thường có mặt trong các bài thuốc chữa các vấn đề sinh lý của phụ nữ như kinh nguyệt không đều hoặc thể trạng yếu như sắc da tái nhợt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu. Sử dụng thục địa hợp lý có thể giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ, giúp hết cảm giác mệt mỏi, đau lưng khi mang thai.

3. Hoài sơn

Hoài sơn là tên gọi của củ mài, thường được dùng trong các món ăn, bánh trái. Dược liệu này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.

Thai phụ sử dụng hoài sơn có thể giúp bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm. Các bà bầu có thể sử dụng trực tiếp củ mài bằng cách nấu với gạo nếp thành cháo củ mài, giúp trị tiêu chảy, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón. Củ mài cũng có thể được thái lát, phơi khô và tán thành bột để sử dụng kết hợp các loại dược liệu khác, sắc uống theo chỉ định của thầy thuốc.

4. Hương phụ

Đây là phần thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây củ gấu, có vị cay hơi đắng, vị ngọt, tính bình. Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, thường được dùng làm thuốc điều kinh, trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết. Đối với phụ nữ mang thai, hương phụ đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm đau, nhất là đau bụng nôn mửa hoặc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, dược liệu còn hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng. Hương phụ có thể được dùng riêng hoặc kết hợp với Ích mẫu.

5. Tục đoạn

Dược liệu này có tên gọi khác là sâm nam. Phần rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn, có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối và đặc biệt là vị thuốc hành huyết, chỉ huyết, giảm đau an thai, giảm nguy cơ động thai. Tục đoạn được sử dụng trong các bài thuốc phòng ngừa sẩy thai trong trường hợp hay đẻ non; chữa động thai, dọa sảy thai khi thai được 2-3 tháng; chữa kinh nguyệt quá nhiều, kinh màu nhạt; chữa sữa không thông, ít sữa sau sinh. Thuốc có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, không độc.

6. Trần bì

Theo Đông y, trần bì - vỏ quýt chín phơi khô, có vị đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh tỳ, phế, có tác dụng điều hoà khí, tiêu đờm, ráo thấp, tiêu chất bị ứ đọng, làm mạnh tỳ, được dùng chữa các chứng tức ngực, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, ho có nhiều đờm. Đối với phụ nữ mang thai, trần bì có hai công dụng hữu hiệu là kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giúp giảm cảm giác buồn nôn do triệu chứng ốm nghén gây ra.

7. Sa nhân

Đây là quả gần chín hoặc sấy khô của cây sa nhân, thuộc họ gừng, là một loại thuốc giúp kích thích hệ tiêu hóa, thường được làm gia vị hoặc tạo mùi cho rượu. Sa nhân còn có tác dụng tốt đối với việc ngừng tiêu chảy - một triệu chứng thường gặp ở các bà bầu. Đặc biệt, sa nhân có công năng hoạt khí, trừ thấp và an thai. Sa nhân được dùng phối hợp với bạch truật và tô cánh để chữa ốm nghén hoặc động thai. Mỗi ngày, thai phụ nên dùng 2-6 gram dạng thuốc sắc hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.
Hotline: 0988.450.737
081.219.6963
0988.450.737