Củ gai uống kết hợp với thuốc Tây có được không?

Củ gai uống kết hợp với thuốc Tây có được không?

Nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ mang thai khi mua Củ gai tươi có cùng một nội dung: "Em đang dùng Củ gai có uống chung với thuốc Tây được không?".

Thảo Dược Duy Hưng xin được phép giải đáp thắc mắc này để các mẹ bầu yên tâm sử dụng củ gai để điều trị động thai dọa sảy.

Bên cạnh sự phát triển không ngừng của y học hiện đại (Tây Y), y học cổ truyền (Đông Y) cũng không ngừng kế thừa và phát triển. Để điều trị bệnh rất nhiều trường hợp phải dùng kết hợp cả thuốc Đông Y của y học cổ truyền và thuốc Tây Y của y học hiện đại.

Khi áp dụng phương pháp Đông Tây y kết hợp, bạn cần phối hợp theo nguyên tắc tiêu bản kiêm trị (điều trị tận gốc), thuốc Đông y điều trị nguyên nhân chính gây bệnh, điều trị các bệnh mạn tính, còn thuốc Tây Y điều trị triệu chứng, các bệnh cấp tính.

Các loại thuốc Đông Tây Y không nên kết hợp cùng nhau

Khi sử dụng thuốc Tây Y và Đông Y bạn nên uống cách xa nhau, không nên uống cùng một lúc. Ví dụ các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không được uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và các loại men như thần khúc, đậu xị… vì có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc.

Các loại thuốc có nguồn gốc alkaloid như atropin, cafein, theophyllin, stricnin, corticoid… không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, hoàng liên, mã tiền… vì có thể làm tăng độc tính, dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Đan sâm và một số thuốc hoạt huyết trong Đông y không được cùng dùng với các thuốc đông máu trong Tây y như vitamin K, thrombin…. vì đan sâm có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu…

Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều calci, magne… như thạch cao, mẫu lệ, hoạt thạch, mẫu lệ, bột trân châu vì làm giảm hiệu lực của thuốc và làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.

Một số thuốc Đông y có vị chua như: Ô mai, sơn tra, nữ trinh tử, ngũ vị tử… nếu cùng dùng với những thuốc Tây có tính kiềm như aminophylline, bicarbornat sẽ gây phản ứng trung hòa kiềm toan, từ đó giảm khả năng hấp thu cả hai loại thuốc.

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim.

Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai… vì có thể gây sỏi đường tiết niệu.

Kết hợp giữa Đông y và Tây y

Trong Thành phần của củ gai có chứa Axit Clorogenic là một loại Tani, do sự kết hợp của Axit Cafeitanic và Axit Quinic.

Củ gai và thuốc Tây khi kết hợp cùng nhau sẽ làm tăng tác dụng của thuốc và giúp điều trị các dấu hiệu của động thai (ra máu, ra dịch nâu, bóc tách, tụ dịch...) một cách hiệu quả. 

Khi sử dụng thuốc Tây và Củ gai bạn nên uống cách xa nhau khoảng 20-25 phút, không nên uống cùng một lúc.

Như vậy, có thể thấy rằng Củ gai và thuốc Tây có thể kết hợp cùng nhau. Trong một số trường hợp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần phối hợp một cách hợp lý, dùng đúng liệu trình do đơn vị cung cấp thảo dược tư vấn (Liên hệ Thảo Dược Duy Hưng 0932.379.468)

Thảo Dược Duy Hưng - Địa chỉ bán củ gai tươi uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Hòa Bình...

Hotline: 0988.450.737
081.219.6963
0988.450.737